Hoạt động nằm trong chương trình Hành trình lột xác, để bạn trẻ kém sắc nói về khó khăn khi nhận lời chê bai, dè bỉu từ xung quanh.

Miệt thị ngoại hình hay cách gọi khác của Body Shaming dần trở thành vấn nạn xã hội thường gặp ở người trẻ. Trên thế giới, nhiều tổ chức xã hội và các chương trình hoạt động nhằm thay đổi nhận thức về việc miệt thị người khác được diễn ra và hưởng ứng. Tại Việt Nam, chiến dịch #Ngưng miệt thị cũng được lan truyền hướng đến cộng đồng, mong muốn truyền tải thông điệp "Yêu thương mạnh hơn những lời sát thương".

Chị Lê Thanh Thảo.

Chị Lê Thanh Thảo thường bị bạn bè gọi là "Thảo méo" ngày còn đi học.

Mới đây, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, đơn vị sáng lập chương trình "Hành trình lột xác" tiếp tục đồng hành cùng chiến dịch "Ngưng miệt thị". Trong chương trình, nhiều bạn trẻ đã lên tiếng, kể câu chuyện của mình, để người thân, bạn bè, cộng đồng hiểu hơn về những khó khăn họ phải trải qua khi phải nhận lời chê bai.

Nhiều bạn trẻ chia sẻ, có những câu nói "không chỉ làm tổn thương một người mà là cả gia đình". Chiến dịch hướng tới thông điệp "Đừng dùng thước đo hay chuẩn mực về cái đẹp nào mà làm tổn thương nhau".

Chị Lê Thanh Thảo, 31 tuổi kể về những khó khăn trong cuộc sống với khuôn mặt đượm buồn bằng chất giọng địa phương. Từ nhỏ, chị cảm nhận được ánh mắt khác biệt của hàng xóm dành cho mình khi bản thân có khuôn miệng lệch.

Thầy giáo Trần Mạnh Cường.

Thầy giáo Trần Mạnh Cường từng bị học sinh bàn tán về gương mặt gầy gò, hốc hác.

Ngày đi học, bạn bè trêu chọc, thường gọi chị là "Thảo méo". Trước những lời bàn tán về ngoại hình, từ một người yêu thích các hoạt động nhóm, năng nổ, Thảo tự ti, sống khép mình. Để cải thiện vẻ ngoài, chị đã trải qua trên dưới 10 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ. Các bác sĩ cho biết, Thảo bị liệt dây thần kinh số 7 nên mặt bị lệch, khi ngủ mắt không nhắm như người bình thường.

Ước mơ có một khuôn mặt lành lặn, tự tin giao tiếp như bao người, mới đây, chị Thảo đăng ký tham gia "Hành trình lột xác", chương trình hướng đến xã hội có tính nhân văn thường niên do Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam tổ chức, trao cơ hội thay đổi ngoại hình, thay đổi cuộc sống cho những người kém sắc.

Giống chị Thảo, Trần Mạnh Cường, 23 tuổi, là thầy giáo dạy nhảy từng bị học sinh bàn tán về gương mặt gầy gò, hốc hác.

Cường có anh trai sinh đôi nhưng ngoại hình khác biệt. Anh trai cao ráo, gương mặt điển trai. "Nhiều người đến nhà hỏi hai anh em khác nhau đến vậy. Tôi thường bị chê là xấu nhất nhà, nhiều người gọi là 'Cường khỉ", anh cho biết.

Ngưng miệt thị - nơi để những bạn trẻ có ngoại hình khiếm khuyết kể câu chuyện của mình. 

"Ngưng miệt thị" - nơi để những bạn trẻ có ngoại hình khiếm khuyết kể câu chuyện của mình. 

Trong cuộc nói chuyện, chàng trai 23 tuổi nhắc về câu nói của nhà văn M.Gorki từng nói: "Nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu vắng tình thương". Cường bảo, đôi khi chúng ta sẵn sàng làm những việc tốt như giúp đỡ người qua đường, chia sẻ với người không quen hay ủng hộ đồng bào bão lụt... nhưng đôi lúc cái miệng lại nói những lời không được đẹp, không nghĩ những lời nói chê bai vô tình làm tổn thương đến người khác.

Lê Nguyễn

"Ngưng miệt thị" là một chiến dịch vì cộng đồng giúp mọi người có thể nói lên câu chuyện và những tổn thương của họ khi gặp phải những lời miệt thị về ngoại hình. Từ đó, thay đổi nhận thức của xã hộị, khuyến khích những hành động tử tế và lời nói yêu thương với những người xung quanh.